Hướng Dẫn Gõ Nhanh Công Thức Toán Học (Equation) trong Microsoft Word (2007 trở lên) Mà Không Cần Click Chuột!
https://itlovedesign.blogspot.com/2017/03/huong-dan-go-nhanh-cong-thuc-toan-hoc.html
Hướng Dẫn Gõ Nhanh Công Thức Toán Học (Equation) trong Microsoft Word (2007 trở lên) Mà Không Cần Click Chuột!
Như chúnng ta đã biết Microsoft Word là một công cụ soạn thảo văn bản đa chức năng cho dân văn phòng, sinh viên. Ngoài chức năng soạn thảo văn bản thông thường thì Word còn giúp ta soạn thảo những công thức hoá học, toán học, vật lý... Bài viết này ta sẽ tìm hiểu một cách soạn thảo công thức toán học chỉ bằng việc gõ bàn phím mà không cần đến một cái click chuột nào!
Đế bắt đầu nhập công thức, ta sử dụng tổ hợp phím tắt Alt + =
*Lưu ý: phím cách (spacebar) sử dụng trong bài được ký hiệu là [space]
*Để có thể gõ bên ngoài khung Equation, bạn cần phải bật Math AutoCorrect lên. Vào File ® Options ® Proofing ® AutoCorrect Options... ® chọn tab Math AutoCorrect ® tick chọn vào ô Use Math AutoCorrect rules outside of math regions.
*Lưu ý: phím cách (spacebar) sử dụng trong bài được ký hiệu là [space]
*Để có thể gõ bên ngoài khung Equation, bạn cần phải bật Math AutoCorrect lên. Vào File ® Options ® Proofing ® AutoCorrect Options... ® chọn tab Math AutoCorrect ® tick chọn vào ô Use Math AutoCorrect rules outside of math regions.
1. Phân số
Với phân số phức tạp hơn:
(a+b)/c[space]
Để hiển thị luôn dấu ngoặc, gõ ((a+b))/c[space]
Ba dạng hiển thị phân số khác:
a/(b+c)/(d/e+f)[space]
a/(b+c)\sdiv(d/e+f)[space]
(a/(b+c))\ldiv(d/e+f)[space][space]
Dấu chấm và dấu phẩy được xem là 1 phần của chữ số:
1/1.234,567=
2. Chỉ số trên và chỉ số dưới
Với chỉ số trên, sử dụng dấu gạch dưới _
a_b[space]
Với chỉ số dưới, sử dụng dấu mũ ^
a^b[space]
Có thể sử dụng kết hợp với dấu ngoặc
a^(b+c)[space]
Một cách kết hợp nữa đó là:
a^b^c[space]
a_b_c[space]
Có thể kết hợp thêm dấu ngoặc
a^(b_c)[space]
Nếu không có dấu ngoặc
a^b_c[space]hoặc a_c^b[space]
Một cách kết hợp phức tạp hơn
A^(b_c)_d_e[space]f_g[space][space]
Chỉ số ở phía trước
_b[space]a_c[space]
_b^c[space]a[space]
3. Căn bậc
Căn bậc 2, căn bậc 3, căn bậc 4 được sử dụng lần lượt bằng ký tự \sqrt, \cbrt, \qdrt
\sqrt[space]abc[space]\cbrt(a+b)[space]\qdrt(a/b)[space]
Với căn bậc n
\sqrt(n&a+b)[space]
\root[space]n+1\of(a+b)[space]
4. Đường bao
Để tạo đường bao hình chữ nhật:
\rect(E=mc^2)[space]
Đường bao trên, dưới
\overbar[space]x[space]\underbar[space]y[space]
5. Ký tự co dãn
Ngoài đường bao trên, dưới, còn có các dấu ngoặc trên, dưới.
\overbrace(x+...+x)^(k lần)[space]
\underbrace(x+y+z)_(>0)[space]
Bảng các ký tự ngoặc có thể co dãn
Còn nhiều ký tự khác có thể co dãn nữa, như là các mũi tên.
Có 4 cấu trúc: ký tự nằm ở trên hoặc ở dưới văn bản và văn bản nằm ở trên hoặc ở dưới ký tự.
Bảng ví dụ với văn bản là a+b
6. Ma trận
Ký tự của ma trận là ■ (\matrix). Ví dụ:
\matrix(a&b@c&d)[space]
Ký tự @ để kết thúc 1 hàng.
\matrix(1&2&3@4&5&6@7&8&9)[space]
Nếu bạn muốn ma trận bên trong dấu ngoặc, bạn chỉ cần đóng và mở ngoặc ở đầu và cuối ma trận:
(\matrix(a&b@c&d))[space] hoặc với ngoặc tròn bạn có thể gõ \pmatrix(a&b@c&d)[space]
7. Dấu nhấn âm
Một số dấu nhấn âm thông dụng:
Nếu dấu nhấn âm được áp dụng cho nhiều hơn 1 ký tự hoặc 1 công thức, thì các ký tự hoặc công thức đó cần được bỏ vào trong ngoặc. Ví dụ:
(abc)\hat[space][space]
(a+b)\tilde[space][space]
8. Căn lề cho công thức
Để căn lề cho 2 công thức trở lên, ta sử dụng █ (\eqarray). Ví dụ:
\eqarray(10&x+&3&y=2@3&x+&13&y=4)[space]
Cách sử dụng dấu & hơi phức tạp:
- Không có dấu &: các công thức sẽ được căn giữa
- Dấu & ở trước các công thức sẽ được căn trái
- Dấu & ở sau các công thức sẽ được căn phải
\eqarray(1+2=3@12+3=15)[space]
\eqarray(&1+2=3@&12+3=15)[space]
\eqarray(1+2=3&@&12+3=15&)[space]
Sử dụng nhiều hơn 1 dấu & cho 1 công thức:
\eqarray(a&+&bc&=&def&@abc&+&d&=&ef&)[space]
9. Các ký hiệu tự biến đổi
Nếu không muốn ký hiệu tự biến đổi, bạn chỉ cần bấm tổ hợp phím Ctrl + z.
*Dạng phủ định của 1 số ký hiệu:
Sử dụng dấu gạch chéo / ở phía trước ký hiệu muốn phủ định.
Bảng các ký hiệu có dạng phủ định
10. Phụ lục các ký tự
Các ký tự chữ cái Hy Lạp:
Các phép tính:
Các loại mũi tên:
Chữ cái viết tay: dạng \scripta \scriptb ... \scriptA \scriptB ...
Chữ viết kiểu Đức (Fraktur): dạng \fraktura \frakturb ... \frakturA \frakturB ...
Kiểu chữ 2 nét: dạng \doublea \doubleb ... \doubleA \doubleB ...
Một vài ký hiệu khác:
Tài liệu tham khảo
Murray Sargent III, Unicode Nearly Plain-Text Encoding of Mathematics, Version 3, 2010.
Chưa thấy có kí hiệu song song và vuông góc.
ReplyDelete